7+ Bí kíp xua tan cơn ác mộng đau lưng sau sinh mẹ bỉm cần biết
Đau lưng sau sinh là một nỗi lo mà nhiều phụ nữ phải đối mặt trong thời kỳ phục hồi sau khi sinh con. Tình trạng này ảnh hưởng đến tâm lý và chất lượng cuộc sống cũng như khả năng chăm sóc em bé. Trong bài viết này, Home Care Shop sẽ chia sẻ với các mẹ các nguyên nhân gây đau lưng sau sinh và cách khắc phục tình trạng này hiệu quả.
Nguyên nhân đau lưng sau sinh
Thay đổi hormone: Trong thời kỳ mang thai, cơ thể phụ nữ sản sinh một lượng lớn hormone như relaxin, giúp các khớp chậu trở nên mềm hơn để chuẩn bị cho quá trình sinh. Tuy nhiên, sự thay đổi này có thể làm cho các khớp bị lỏng lẻo, dẫn đến tình trạng đau lưng.
Tăng cân và thay đổi trọng tâm: Trong thời gian mang thai 9 tháng 10 ngày, trọng lượng cơ thể người phụ nữ có thể tăng từ 10 – 20 kg. Hơn nữa, người mẹ còn chịu trọng lượng khối tử cung khi mang thai. Điều này gây áp lực lên các mạch máu, dây thần kinh ở khung xương chậu, lưng và vùng xương cụt. Sau khi sinh, trọng tâm của cơ thể có thể không trở lại đúng vị trí ban đầu ngay lập tức, gây ra tình trạng đau lưng sau sinh.

Hình ảnh minh họa sản phụ đau lưng sau sinh.
Loãng xương: Nguyên nhân gây loãng xương sau sinh do sự thiếu hụt Canxi, dẫn đến mẹ có biểu hiện tê bì chân tay, đau nhức khớp tay, khớp chân; đau lưng âm ỉ, đau người, chuột rút. Hiện tượng loãng xương gây xẹp vi thể các đốt sống lưng trong quá trình mang thai và cho con bú gây nên đau, thoái hoá đĩa đệm cột sống
Để tránh loãng xương sau sinh, mẹ cần bổ sung Canxi ngay từ tháng thứ 4 thai kỳ để cấp đủ dưỡng chất cho mẹ & bé.
Nghỉ ngơi không đủ: Sau sinh mẹ thường xuyên bế ẵm bé, chăm sóc cho con dẫn đến ngủ không đủ gây căng thẳng trên cơ lưng. Nếu không được nghỉ ngơi và phục hồi thích hợp, tình trạng đau lưng có thể trở nên nghiêm trọng hơn.
Tư thế không đúng khi cho con bú, bế bé hoặc ngồi: Tư thế không đúng khi cho con bú hoặc bế em bé cũng có thể tạo ra áp lực lên vùng lưng, dẫn đến hiện tượng đau lưng sau sinh. Bên cạnh đó tư thế ngồi sai cũng ảnh hưởng đến cột sống lưng. Nếu mẹ không ngồi thẳng lưng mà ngồi khom lưng sẽ có biểu hiện đau cột sống thắt lưng.
Căng thẳng tâm lý: Sau sinh, các sản phụ phải đối mặt với nhiều áp lực tâm lý và cảm xúc khi nuôi con, áp lực việc gia đình, áp lực kinh tế,… Căng thẳng có thể làm tăng cảm giác đau và khó chịu trong cơ thể.
Cách khắc phục đau lưng sau sinh
Tập thể dục nhẹ nhàng: Các bài tập như yoga hay đi bộ có thể giúp cải thiện sự linh hoạt của cơ lưng. Những bài tập này cũng giúp giảm căng thẳng và cải thiện tâm trạng. Tuy nhiên, khi mới sinh mẹ còn đau vết khâu, vết mổ cần nghỉ ngơi từ 7 – 15 ngày kết hợp bôi kem lành da cho vết thương hồi phục.
Massage: Phương pháp massage Hoàng Gia Taroshi sẽ giúp mẹ giảm nhức mỏi vùng lưng, hông, giảm đau lưng sau khi sinh xua tan mệt mỏi, thư giãn thoải mái toàn thân. Phương pháp Hoàng Gia Taroshi kết hợp giữa kỹ thuật massage hiện đại và truyền thống, giúp kích thích tuần hoàn máu, thư giãn sâu và tái tạo năng lượng.

Trải nghiệm dịch vụ chăm sóc sau sinh từ Home Care ngay – Đơn vị DẪN ĐẦU dịch vụ chăm sóc mẹ bé tại nhà.
Tìm hiểu thêm: Phương pháp Hoàng Gia Taroshi bí truyền với gần 39 liệu pháp chuyên sâu được hàng trăm nghìn sản phụ tin yêu.
Chườm nóng hoặc chườm lạnh: Tùy theo thời điểm thực tế thời tiết và tình trạng sức khỏe của mẹ. Mẹ sử dụng một túi chườm lạnh hoặc chườm nóng lên vùng lưng sẽ giúp làm dịu cơn đau. Chườm lạnh có thể giảm sưng tấy, trong khi chườm nóng giúp thư giãn cơ bắp.
Tư thế đúng khi cho con bú: Mẹ cần lưu ý duy trì tư thế thoải mái và đúng cách khi cho con bú. Có thể sử dụng gối tựa hoặc đệm để hỗ trợ lưng và cổ khi cho con bú.
Tham gia các lớp yoga hoặc thể dục sau sinh: Các lớp học cải thiện sức khỏe sau sinh giúp các bà mẹ nâng cao sức khỏe và phục hồi cơ thể. Đây cũng là cơ hội để các mẹ gặp gỡ và trò chuyện với các sản phụ, cùng lắng nghe, chia sẻ chuyện sau sinh, chăm sóc trẻ sơ sinh.
Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ: Nằm muối săn bụng thảo dược kết hợp với đai nhiệt thông minh của Home Care giảm đau lưng sau sinh, giảm nhức mỏi vùng lưng, hông, cổ, vai, gáy hiệu quả; cải thiện vùng da bụng nhiều mô mỡ, giảm tình trạng chảy xệ. Đặc biệt, để giảm tình trạng tê bì chân, giảm phù nề mẹ cần sử dụng thảo dược ngâm chân. Mẹ chỉ cần ngâm chân 15 – 20 phút với nước ấm trước khi ngủ sẽ cải lưu thông tuần hoàn máu, giảm căng thẳng, giảm nhức mỏi tê chân, an thần, ngủ ngon giấc.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý: Một chế độ ăn uống cân bằng và đầy đủ dưỡng chất sẽ giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng. Hãy chú ý bổ sung các thực phẩm giàu canxi và vitamin D để tăng cường sức khỏe xương khớp.
Thăm khám bác sĩ: Nếu cơn đau lưng kéo dài hoặc trở nên nghiêm trọng, hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn điều trị phù hợp. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể đề nghị các biện pháp điều trị y tế hoặc vật lý trị liệu.
Đau lưng sau sinh là một tình trạng phổ biến nhưng không nên xem nhẹ. Việc hiểu rõ nguyên nhân và thực hiện các biện pháp khắc phục sớm sẽ giúp sản phụ nhanh chóng phục hồi sức khỏe. Hãy luôn lắng nghe cơ thể mình và tìm kiếm sự hỗ trợ khi cần thiết để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho cả mẹ và bé.