Bé bị chàm sữa: Mẹ thông thái xử lý thế nào?

Homecareshop
14/01/2025

Chàm sữa (hay còn gọi là eczema) là một trong những vấn đề về da phổ biến ở trẻ nhỏ, đặc biệt trong vòng 6 tháng đầu đời. Thông thường, bé bị chàm sữa sẽ có biểu hiện ngứa, da bị khô và đôi khi có vảy. Nếu để lâu, chắc chắn sẽ làm bé khó chịu, quấy khóc, bỏ ti làm mẹ còn mệt hơn. Tìm hiểu ngay nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách trị chàm sữa cho bé hiệu quả trong bài viết dưới đây.

Nguyên nhân gây ra chàm sữa ở trẻ em

Hiện nay chưa có nghiên cứu khoa học chính xác về nguyên nhân gốc gây ra chàm sữa. Sau đây là một số tác động khiến bé bị chàm sữa.

  • Da bé bị kích ứng với thành phần của nước giặt.
  • Da bị dị ứng với các chất tẩy rửa, xà phòng, phấn hoa, nấm mốc.
  • Dị ứng thời tiết khi trời chuyển lạnh, nóng, khô.
  • Dị ứng với môi trường sống khô hanh, ô nhiễm và bụi bẩn.
  • Di truyền từ cha mẹ: Cha mẹ mắc các bệnh dị ứng như hen suyễn, dị ứng da, thời tiết, …
  • Da bé bị khô ráp, thiếu chất dưỡng ẩm cho da bé.
cham-sua-tre-so-sinh

Em bé bị chàm sữa nổi mụn đỏ 2 bên má.

Dấu hiệu nhận biết chàm sữa

Để nhận biết bé bị chàm sữa hay không, mẹ tham khảo đặc điểm dưới đây.

  • Trên vùng da má hoặc ở vị trí cổ tay, khuỷu tay, mu bàn tay thường xuất hiện những nốt mẩn đỏ, sau đó chuyển sang mụn nước đỏ. Khi mụn nước sưng to sẽ vỡ ra và tróc vảy.
  • Khi cha mẹ chạm vào vùng da bé bị chàm sữa sẽ có cảm nhận được sự thô ráp và có những vảy nhỏ li ti.
  • Em bé bị chàm sữa thường đi kèm những biểu hiện như mặt cau có, quấy khóc, thi thoảng ngủ giật mình và bé sẽ ti ít đi. Bé sơ sinh bị chàm sữa thường bứt rứt, gãi liên tục. Vì vậy vô tình làm các vết chàm sữa vỡ ra, chảy máu, lớp dịch lan ra các vùng da xung quanh khiến tình trạng chàm trở nên nặng.

Tìm hiểu thêm:

Các mức độ chàm sữa

Có 3 mức độ chàm sữa, bao gồm:

  • Chàm sữa cấp tính: Xuất hiện các mụn nước màu hồng, có thể vỡ ra và gây ngứa ngáy khó chịu.
  • Chàm sữa mãn tính: Diện tích vùng da bị tổn thương rộng hơn và dày hơn. Da trẻ trở nên khô ráp, tróc vảy tạo thành nhiều rãnh ngang dọc.
  • Chàm sữa bán cấp: Tổng hợp của hai mức độ trên.
hinh-anh-cac-muc-do-cap-do-cham-sua-o-tre-so-sinh

Hình ảnh trẻ sơ sinh bị chàm sữa ở hai bên má.

Cách trị chàm sữa cho bé

Việc quản lý chàm sữa nhằm mục tiêu giảm triệu chứng và cải thiện cuộc sống cho trẻ, bao gồm:

Dưỡng ẩm da cho bé

Làn da của trẻ em, đặc biệt da trẻ sơ sinh rất mỏng mà dễ mất nước. Do đó, các bậc phụ huynh cần sử dụng kem dưỡng ẩm da dành riêng cho em bé. Mẹ ưu tiên chọn loại kem dưỡng ẩm có thành phần an toàn, không chứa hương liệu, không parabens, không chứa chất độc hại. Sử dụng kem dưỡng ẩm thường xuyên là giải pháp hiệu quả để giữ da em bé mềm, mịn.

Tắm cho bé

Tắm cho bé bằng các loại thảo mộc thiên nhiên làm sạch da, kháng viêm, kháng khuẩn cho da. Đặc biệt, các thành phần thảo dược trong muối tắm bé còn có công dụng giảm chàm sữa, mẩn ngứa, rôm sảy, cà kê, chốc lở ở trẻ sơ sinh. Lưu ý: Sau khi tắm bé, làn da của bé đã khô, mẹ thoa kem dưỡng ẩm da cho bé.

Tránh tác động lên vùng da chàm

Cha mẹ hạn chế sờ, chạm vào vùng da chàm nhằm tránh tình trạng mụn chàm sữa lan rộng & lâu lành.

Sử dụng thuốc

Trong trường hợp bé bị chàm sữa lâu ngày không có dấu hiệu giảm, mẹ hãy liên hệ bác sĩ chuyên khoa để được kê đơn thuốc phù hợp.

Chế độ ăn uống

Đồng thời mẹ bổ sung các phẩm giàu vitamin A, C, D, chất Sắt và Omega 3.

Gọn gàng, sạch sẽ

Giữ cho môi trường sống xung quanh và phòng ngủ của em bé luôn sạch sẽ, gọn gàng).

Khi Nào Cần Đến Bác Sĩ?

Nếu triệu chứng chàm sữa của trẻ không giảm khi áp dụng các biện pháp tự chăm sóc trên, như sốt hoặc da có mủ, bậc phụ huynh nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ. Bác sĩ sẽ có thể tư vấn và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.

Bé bị chàm sữa là tình trạng khá phổ biến ở trẻ sơ sinh, nhưng với sự hiểu biết và chăm sóc đúng cách xử lý hiệu quả triệu chứng chàm sữa.. Bậc phụ huynh cần theo dõi tình trạng da của trẻ và luôn lắng nghe ý kiến của chuyên gia y tế khi cần thiết.

icon