Sản phụ bị nhiễm hàn sau sinh cần làm gì?

Homecareshop
17/02/2025

Nhiều mẹ bỉm sữa bị nhiễm hàn sau sinh nhưng khá chủ quan, cho rằng nhiễm lạnh là chuyện bình thường mà không giữ ấm cơ thể để lại nhiều hệ quả đến sức khỏe. Đặc biệt ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ cung cấp cho con. Cùng Home Care Shop nới rộng hiểu biết những dấu hiệu bị mẹ bị nhiễm hàn sau sinh, nguyên nhân, phòng ngừa & cách khắc phục để mẹ có một sức khỏe tốt nhất.

Nguyên nhân khiến Sản phụ bị nhiễm hàn sau sinh?

– Suy giảm hệ miễn dịch

Khi vượt cạn, người mẹ phải chịu những cơn đau nhức mỏi toàn thân và dùng toàn bộ sức lực của mình để đón con chào đời. Sinh nở, mẹ cũng mất đi một lượng máu khiến cơ thể yếu, hệ miễn dịch suy giảm. 

– Tắm muộn

Sau sinh lỗ chân lông giãn nở nên gió lạnh, nước lạnh đi vào cơ thể rất dễ khiến mẹ bị ớn lạnh, nhức đầu, nhức mỏi cơ thể, tay chân nặng nề. Mẹ lưu ý tắm sớm trước 18h, không tắm muộn, và tắm bằng nước ấm.

– Môi trường điều hòa

Thực tế vào những ngày thời tiết không quá 30 độ C nhưng có những mẹ nằm điều hòa ở nhiệt độ: 20 – 24 độ C trong phòng kín. Đây là một trong những lý do hàng đầu khiến mẹ bỉm bị nhiễm hàn sau sinh.

Cơ thể mẹ bỉm mới sinh thường rất yếu, hệ miễn dịch và nội tiết tố suy giảm, mất đi một lượng máu. Vì vậy, sản phụ muốn sử dụng điều hòa, tốt nhất nên để nhiệt độ từ 28 – 29 độ C. 

(*) MẸ LƯU Ý: Không để luồng gió điều hòa thổi trực tiếp vào người của mẹ và bé. Và0o ngày thời tiết mát mẻ, mẹ ưu tiên mở cửa nhà cho thông thoáng, lấy gió mát tự nhiên vào nhà.

– Ra ngoài trúng gió

Cổ là nơi vận chuyển oxy, cổ cũng là nơi chứa các dây thần kinh trung tâm. Khi cơ thể mẹ đang yếu nếu phần cổ bị nhiễm lạnh, sản phụ dễ gặp vấn đề về đường hô hấp. 

Thực tế có những mẹ khi đi ra ngoài trời gió để hở phần cổ, thậm chí để lộ phần xương quai xanh. Mẹ không chịu mặc áo cao cổ, không quàng khăn. Nếu chẳng may có luồng gió độc thổi qua vùng cổ mẹ, hệ quả sẽ thế nào?

– Ăn, uống đồ lạnh

Có nhiều mẹ có thói quen ăn, uống những thực phẩm đã để trong ngăn mát tủ lạnh. Điều này không tốt cho sức khỏe.

Dấu hiệu THỰC TẾ cơ thể mẹ bị nhiễm hàn sau sinh

san-phu-bi-nhiem-han-sau-sinh-can-lam-gi (1)
  • Mệt mỏi: Mẹ cảm nhận cơ thể có cảm giác sức lực suy giảm, uể oải, không có năng lượng, thiếu sức sống.
  • Nổi gân xanh: Xuất hiện các mạch máu màu xanh trên bàn tay, cổ tay, cánh tay. Nổi các nếp nhăn của da, màu da nhợt nhạt.
  • Chân tay bủn rủn: Mẹ có cảm giác mệt mỏi, suy nhược cơ thể kèm theo triệu chứng chân tay bủn rủn rã rời, chóng mặt, thở nông.
  • Gai lạnh từng cơn: Thi thoảng mẹ thấy ớn lạnh, rùng mình toàn thân, lạnh run chân tay.
  • Ho, đau rát họng: Sản phụ thường có triệu chứng phổ biến như cổ họng bị ngứa, khô khan, đau rát, cảm giác khó chịu hoặc đau khi nuốt nước bọt. 
  • Người lâng lâng: Mẹ có cảm giác như đồ vật xung quanh đang quay hoặc cảm thấy khó khăn khi giữ thăng bằng. 
  • Đau đầu: Cảm giác đầu đau âm ỉ, đau nhói, đau châm chích, đau nửa đầu hoặc đau dữ dội toàn vùng đầu. Cơn đau kéo dài vài phút hoặc đột ngột.
  • Đau quặn bụng: Cơn đau quặn bụng thường có biểu hiện bị đau ở bụng, dạ dày, ruột co thắt lại. Cơn đau co thắt vùng bụng có thể xuất hiện với mức độ từ nhẹ tới nặng khiến sản phụ khó chịu.

Khi mẹ bị nhiễm hàn sau sinh còn kéo theo những ảnh hưởng đến sức khỏe như: Mất ngủ, ngủ không sâu giấc, ăn uống kém, cảm cúm, ảnh hưởng đến sữa mẹ.

Giải pháp khắc phục khi cơ thể mẹ bị nhiễm hàn

Đánh cảm với lòng trắng trứng gà

Mẹ chỉ cần luộc trứng gà công nghiệp. Sau đó, mẹ lấy lòng trắng trứng đánh cùng với nhẫn bạc hoặc đồng xu bạc, dây chuyền bạc. Mẹ đánh từ mặt đến vùng cổ & gáy, vai, ngực, bụng, lưng, cánh tay & bàn tay, đùi, chân đến gan bàn chân. Khi đánh, mẹ đánh đều tay, miết nhẹ. Nếu sau khi đánh, đồ bạc có màu xanh đen chứng tỏ cơ thể mẹ đã bị nhiễm hàn sau sinh (nhiễm lạnh). 

Để trả lại màu trắng của đồ bạc sau khi đánh cảm mẹ chỉ cần cho dây chuyền bạc/ đồng xu bạc/ nhẫn bạc vào tro sạch hoặc cát sông. Ngoài ra, mẹ có thể sử dụng kem đánh răng để làm sạch, tuy nhiên cách làm này sẽ khá mất thời gian.

(*) LƯU Ý: Khi đánh bạc với lòng trắng trứng gà mẹ cần thực hiện trong phòng kín gió. Không đi ra ngoài trời gió trước 2 tiếng. 

Sử dụng Đẩy khí hàn sinh khương

Trong đẩy khí hàn sinh khương có chiết xuất từ gừng, quế chi, đại hồi, bạch phục linh, mật gấu – Đây là những thành phần rất tốt trong việc giữ ấm cơ thể, đẩy khí hàn ra khỏi cơ thể, rất phù hợp cho phụ nữ sau sinh hoặc trẻ nhỏ.

day-khi-han-sinh-khuong-va-tinh-dau-tram

Sử dụng đẩy khí hàn sinh khương cùng tinh dầu tràm nguyên chất giúp đẩy khí hàn sau sinh hiệu quả.

Cách làm như sau:

– Mẹ ấn một vòi đẩy khí hàn sinh khương cùng 1 – 2 giọt tinh dầu tràm nguyên chất vào lòng bàn tay.

– Xoa đều 2 hỗn hợp trên.

– Sử dụng đầu ngón tay chấm nhẹ hỗn hợp dung dịch trên lên vùng mặt ở vị trí trán, 2 bên thái dương rồi massage. Tiếp đến, mẹ chấm vào vùng cổ, gáy, vai, ngực, bụng, lòng bàn tay, lòng bàn chân và massage.

(*) LƯU Ý: Để hai dung dịch trên thẩm thấu vào cơ thể ít nhất 30 phút & tránh đi ra ngoài trời gió để phát huy hiệu quả.

(*) KHUYẾN NGHỊ: Sản phụ thường xuyên sử dụng đẩy khí hàn sinh khương cùng tinh dầu tràm vào buổi tối trước khi đi ngủ hoặc trước khi đi ra ngoài trời gió. 

Mẹ cần làm gì để phòng ngừa nhiễm lạnh?

  • Giữ ấm vùng đầu, cổ: Mẹ đội mũ, quàng khăn, đặc biệt giữ ấm cổ khi trời trở lạnh, khi đi ra ngoài hoặc vào mùa đông. 
  • Ăn cháo nóng kèm các loại rau gia vị như hành lá, tía tô sẽ giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể, giải cảm.
  • Hâm nóng, quay nóng, đun nóng các đồ ăn trước khi dùng. Hạn chế ăn đồ lạnh, uống nước lạnh. 
  • Tránh sử dụng thức ăn có tính hàn, quá cay, quá chua, quá mặn vì có thể gây ra hiện tượng tiêu chảy và hậu sản.
  • Uống nước ấm, không uống nước lạnh.
  • Tắm nước ấm nóng, kín gió và không ngâm ngâm nước quá lâu. Đặc biệt khi trời lạnh mẹ nên tắm từ chân đến đầu để cơ thể thích nghi dần với nhiệt độ.
  • Rửa tay thường xuyên bằng nước rửa tay sinh học để tránh vi khuẩn tiếp xúc cơ thể của mẹ và bé.
  • Tăng cường ăn trái cây, uống sinh tố hoặc nước ép nhằm bổ sung các loại Vitamin giúp tăng sức đề kháng.
  • Giữ ấm cơ thể thường xuyên bằng combo “Tinh dầu tràm và đẩy khí hàn sinh khương” được các cô chăm sóc Home Care chăm sóc cho hàng trăm nghìn sản phụ sau sinh trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
  • Ngủ đủ 7 – 8 tiếng mỗi ngày, hạn chế thức muộn. Mẹ phối hợp cùng chồng, mẹ chồng hoặc người thân chăm bé để mẹ có thêm thời gian nghỉ ngơi.
  • Vệ sinh thân thể sạch sẽ. Gội đầu sạch sẽ để tránh tóc bết, nấm da đầu ảnh hưởng đến giấc ngủ của mẹ. Mẹ ưu tiên chọn dầu gội đầu dịu nhẹ, làm sạch da đầu, sạch gàu, giảm ngứa, giảm bết tóc, giảm rụng tóc sau sinh. Mẹ tham khảo: Combo Dầu gội M’BERY, dầu xả M’BERY dùng riêng cho phụ nữ sau sinh. 
  • Vận động nhẹ nhàng để tăng nhiệt độ cho cơ thể, sản dịch mau hết, lưu thông khí huyết, tăng nhu động ruột, hạn chế táo bón.

MẪU CHỐT

Quan trọng nhất việc “giữ ấm cơ thể, giữ gìn sức khỏe” để tránh nhiễm hàn sau sinh là được cho mẹ và được cho con. Mẹ đừng chủ quan nhé! Truy cập thường xuyên website homecareshop.net.vn để nhận những kiến thức, mẹo chăm sóc sức khỏe tại nhà hoàn toàn miễn phí.

icon