Ngâm chân thảo dược: Liệu pháp bảo vệ sức khỏe ít tốn kém
Ngâm chân thảo dược là phương pháp đơn giản, dễ làm, ít tốn kém mà mang đến nhiều hiệu quả cho sức khỏe. Thảo dược ngâm chân thường được sử dụng như lá lốt, gừng, nghệ, muối tinh chế, xả,.. giúp dễ ngủ, ngủ sâu giấc, giảm đau nhức xương khớp, giảm phù nề, lưu thông mạch máu. Cùng Home Care Shop tìm hiểu ngay một số cách ngâm chân thảo mộc tốt cho sức khỏe nhé..
Những ai cần ngâm chân với thảo dược
- Phụ nữ mang thai bị phù nề chân.
- Người cao tuổi, người già, người bị lạnh chân, bị tê chân vào mùa đông.
- Người bị khó ngủ, nằm mãi không ngủ được, ngủ không sâu giấc, mất ngủ.
- Người có mùi hôi chân khó chịu.
- Người thường xuyên tập luyện thể dục, thể thao các bộ môn như: Chạy bộ, đánh cầu lông.
- Người làm việc bị căng thẳng, stress.
- Người bị đau mỏi vai gáy, đau nhức xương khớp.

5 Lợi ích ngâm chân thảo dược
Thảo dược ngâm chân của Home Care được làm 100% từ thảo dược tinh hoa thiên nhiên. Thành phần gồm muối tinh chế, củ nghệ, lá lốt, củ gừng, xả, nước cốt và một số thảo dược khác.
Muối ngâm chân thảo dược của Home Care có hiệu quả vượt trội:
- Giảm phù nề chân ở phụ nữ mang thai.
- Giảm đau nhức mỏi xương khớp, đặc biệt ở người trung niên và người cao tuổi.
- Tống đẩy khí hàn, giảm lạnh, giảm tê chân.
- Khử mùi hôi chân với những người thường xuyên đi giày, do tuyến mồ hôi hoạt động mạnh,…
- Tăng lưu thông tuần hoàn máu nhờ đó thư giãn, giảm căng thẳng và dễ ngủ, ngủ sâu giấc hơn.
Đặc biệt Thảo dược ngâm chân của Home Care sử dụng được nhiều lần, cho nhiều đối tượng. Không chỉ sử dụng hiệu quả cho người cao tuổi, thai phụ mà người làm công việc văn phòng, người viêm khớp, người thường xuyên vận động, người có mùi hôi chân cũng dùng được.
Cách sử dụng rất đơn giản:
– Bạn chỉ cần cho 5 – 10 muỗng cafe thảo mộc ngâm chân của Home Care vào 3 – 5 lít nước ấm ở 40 – 50 độ C. Lưu ý: Mực nước cần qua mắt cá chân.
– Sau đó ngâm chân trong 15 – 20 phút, rồi lau khô và giữ ấm chân. Nên sử dụng hàng ngày trước khi ngủ.
(*) Sản phẩm của Home Care được dán tem chính hãng và tem chống hàng giả của Bộ Công An, đầy đủ thông tin sản phẩm nên quý khách an tâm đặt hàng.
Kết quả là chân lý
Bà trên 60 tuổi cảm nhận thực tế sau khi ngâm chân với Thảo dược ngâm chân của Home Care đã dễ ngủ hơn, ngủ sâu giấc hơn.
Các phương pháp ngâm chân khác
Ngâm chân với lá lốt
Lá lốt là một loại rau quen thuộc, thường đường dùng để ăn kèm với một số loại thực phẩm khác như một loại rau gia vị hoặc để nấu canh. Mặt khác, lá lốt là một vị thuốc quý bởi có tính nồng,ấm, hơi hăng, quy kinh vị – tỳ – gan – mật. Từ xa xưa, ông cha ta đã quen sử dụng lá lốt cho các triệu chứng phong, hàn, thấp, tê bại chân tay, lạnh bụng, đau nhức xương khớp.
CÁC CÔNG THỨC SỬ DỤNG LÁ LỐT NGÂM CHÂN
Ngâm chân lá lốt với gừng
Các bước thực hiện:
Bước 1: Chuẩn bị một nắm lá lốt già và một nhánh gừng già tươi.
Bước 2: Rửa sạch lá lốt và gừng, để ráo nước. Sau đó cắt lát gừng thành miếng nhỏ.
Bước 3: Chuẩn bị 1.5 lít nước sạch cho vào nồi đun sôi lên. Sau đó, bạn cho gừng và lá lốt vào. Đun sôi trong khoảng 5 – 10 phút và tắt bếp. Lưu ý, sau khi nước đã sôi và lá lốt, gừng đã bỏ bên trong nồi cần để nhiệt độ ở mức trung bình.
Bước 4: Đổ nước đã đun ra chậu để ngâm chân. Lưu ý: Nên ngâm chân khi nước đã giảm nhiệt độ ở mức 38 – 43 độ C hoặc khi bạn sờ tay vào nước có thể ngâm được.
Bước 5: Lau khô chân và giữ ấm vùng cổ chân, bàn chân.
(*) Ngâm chân thảo mộc kết hợp massage vùng cổ chân, bàn chân nhẹ nhàng để đạt hiệu quả tối đa. Thời gian ngâm chân từ 10 – 15 phút.

Ngâm chân lá lốt với muối
Các bước thực hiện tương tự như ngâm chân lá lốt với gừng, tuy nhiên thay vì cho gừng bạn sử dụng muối. Muối sử dụng ngâm chân là muối biển.
Ngâm chân lá lốt ngải cứu
Ngải cứu cũng có tính ấm như lá lốt. Lá ngải cứu đun sôi cùng với lá lốt có tác dụng tăng tuần hoàn máu, giảm đau nhức xương khớp, giảm căng thẳng mệt mỏi và cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Cách làm nước ngâm chân lá lốt với ngải cứu tương tự như trên.
(*) LƯU Ý: Phụ nữ đang mang thai hoặc trẻ em nhỏ tuổi không được sử dụng ngải cứu để ngâm chân.
Ngâm chân với nước muối gừng sả
Các bước thực hiện tương tự ngâm chân lá lốt với gừng. Tuy nhiên, xả bạn cần đập dập sẽ phát huy tác dụng tối đa.
Ngâm chân nước gừng
Gừng cũng là một trong những vị thuốc quý trong dân gian được dùng nhiều trong các sản phẩm bảo vệ sức khỏe.
Cách ngâm chân với nước gừng như sau:
– Cắt gừng thành những miếng nhỏ khoảng 1 đốt ngón tay đem xay nhỏ hoặc giã nhuyễn. Bỏ gừng đã xay vào nồi sạch và thêm 1 lít nước sạch, sau đó đun sôi lên trong 15 phút. Tiếp đến, bạn đổ nước nóng vào chậu đủ lớn, chờ ít phút cho nhiệt độ giảm và cho cả hai bàn chân ngâm với nước gừng.
HỎI ĐÁP
1. Những lưu ý không nên khi ngâm chân?
- Không ngâm chân khi có vết thương hở ở bàn chân và mắt cá chân.
- Không ngâm chân khi quá đói hoặc quá no. Sau khi ăn xong ít nhất 30 phút mới nên ngâm chân.
2. Mua muối thảo dược ngâm chân cho bà bầu ở đâu tốt?
Home Care là đơn vị ĐẦU NGÀNH về dịch vụ chăm sóc thai phụ và chăm sóc sau sinh với hơn 15 năm kinh nghiệm. Home Care có những sản phẩm chăm sóc & điều trị cho thai phụ, sản phụ và trẻ sơ sinh. Muối thảo dược ngâm chân của Home Care là một trong những sản phẩm được hàng trăm nghìn khách hàng sử dụng mỗi tháng. Chọn mua sản phẩm muối thảo dược ngâm chân tại Home Care, chúng tôi còn có những chương trình ưu đãi đặc biệt khi mẹ sinh bé.
3. Một tuần nên ngâm chân mấy lần?
Ban đầu bạn có thể tập ngâm chân thảo mộc 3 – 4 lần mỗi tuần. Sau đó tăng lên 5 – 7 lần mỗi tuần.
4. Những người không nên ngâm chân
- Bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường đã có di chứng xuống chân. Người chưa có biến chứng, di chứng xuống chân hoàn toàn ngâm được với thảo dược ngâm chân của Home Care.
- Những người xơ cứng và tắc nghẽn động mạch.
- Bệnh nhân mắc bệnh tim mạch
Người mắc bệnh tim mạch không nên ngâm chân quá 10 phút và nhiệt độ ngâm chân dao động từ 40-45 độ C. Nếu ngâm chân ở nhiệt độ cao và kéo dài sẽ rất dễ khiến các mao mạch giãn nở, làm tăng tốc lưu thông máu. Điều này sẽ làm tăng gánh nặng cho tim và có thể khiến bệnh tình nặng hơn.
- Bệnh nhân có vết thương hở ở bàn chân, mắt cá chân.
- Trẻ em dưới 6 tuổi không nên ngâm chân.
5. Nên ngâm chân vào lúc nào?
Thời gian ngâm chân khoảng từ 16 đến 17 giờ chiều hoặc trước 21 giờ tối.
6. Người huyết áp cao có nên ngâm chân nước gừng?
Câu trả lời là hoàn toàn có thể. Vì gừng có tính làm ấm cơ thể và ngừa mắc bệnh cảm, máu lưu thông dễ dàng.
7. Bị phù chân có nên ngâm nước muối?
Người bị phù chân ngâm nước muối sẽ rất tốt vì muối có đặc tính kháng viêm giúp giảm tình trạng sưng đau do phù nề. Nhất là thai phụ khi mang thai trong giai đoạn từ tháng thứ 6 trở đi.
8. Nhiệt độ nước ngâm chân nên ở mức bao nhiêu độ?
Nhiệt độ nước ngâm chân được khuyến nghị tốt nhất là từ 38 – 43 độ C. Nhiệt độ nước ngâm chân không vượt quá 45 độ C. Nếu nhiệt độ nước cao có thể làm tổn thương đến các mạch máu và làn da của bàn chân, thậm chí ảnh hưởng đến quá trình tuần hoàn máu của cơ thể.